Tư Duy Phản Biện Của Sinh Viên

Tư Duy Phản Biện Của Sinh Viên

Tư duy phản biện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển khả năng bản thân, để rèn luyện được tư duy phản biện tốt không phải dễ dàng, không thể sở hữu trong ngày một ngày hai mà là cần quá trình học tập và có sự kiên trì cao.

Tư duy phản biện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển khả năng bản thân, để rèn luyện được tư duy phản biện tốt không phải dễ dàng, không thể sở hữu trong ngày một ngày hai mà là cần quá trình học tập và có sự kiên trì cao.

Tư duy phản biện còn quan trọng trong việc phản chiếu bản thân

Khi chính các bạn trẻ làm chủ cuộc sống của mình, khi tự mình làm chủ trong suy nghĩ hay hành động của bản thân.

Để kiểm soát cuộc sống và làm nó trở nên có ý nghĩa hơn, các bạn trẻ cần nhận rõ giá trị của bản trong việc tỉnh táo đưa ra những quyết định và tư duy phản biện sẽ giúp các bạn thực hiện điều này một cách hợp lý nhất.

Tư duy phản biện tốt là lúc các bạn tự nhận thức được bản thân phải nói gì, biết được rõ khả năng bản thân có làm được không và tư duy phản biện sẽ cho bản thân biết được chính con người bạn giỏi ở đâu khi kết quả đem lại tốt hay xấu.

Tích cực trau dồi và làm giàu kiến thức

Để có thể tìm hiểu về một vấn đề tốt cũng như tham gia các cuộc hội thảo, cuộc họp về chuyên môn thì kiến thức phải đặt lên lên hàng.

Phải nắm chắc chắn kiến thức về lĩnh vực mình đang theo hay môn học mà bản thân cần thảo luận thì các bạn mới đưa ra được những quan điểm, ý kiến chính xác, thuyết phục được mọi người.

Chỉ khi có kiến thức tốt thì các bạn mới đưa ra các lập luận và phê bình một cách đầy đủ được, hiểu được người đối diện nói về vấn đề gì, nội dung chính xác không thì kiến thức thực tế phải am hiểu rộng.

Hãy tưởng tượng, trong một cuộc thảo luận mặc dù muốn phản biện ý kiến nhưng kiến thức bản thân lại không nắm chắc chắn thì sẽ gặp khó khăn trong việc không biết kiến thức mình nói đúng không, có nên nói ra không và việc thể hiện khả năng bản thân là không có.

Phải không ngừng trau dồi bản thân, ham học hỏi, làm giàu kiến thức trong mọi tình huống, biết lắng nghe, tiếp nhận mọi ý kiến tốt cho bản thân để bản thân phát triển vượt trội trong suy nghĩ, trong cách nhìn nhận vấn đề để có kỹ năng tư duy phản biện tốt nhất.

Luôn đặt câu hỏi trong mọi trường hợp hay tình huống xảy ra

Tư duy phản biện không thể không nói đến việc đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong mọi chuyên môn.

Một người có thói quen luôn đặt câu hỏi và nghi vấn trước những tình huống hay thông tin mà họ tiếp xúc sẽ dần phát triển kỹ năng tư duy, tìm tòi về các vấn đề liên quan để đặt cho chính bản thân mình hay đặt cho người đối diện.

Nhìn vào những câu hỏi đưa ra người ta cũng phần nào đánh giá được chất lượng phản biện của bạn có tốt và hiệu quả hay không. Vậy nên việc đặt câu hỏi là rất cần thiết để cuộc nói chuyện hay trao đổi thông tin không bị nhàm chán, có sự tương tác giữa người nghe người nói, khiến cho buổi thảo luận trở nên hấp dẫn với những người có kiến thức sâu rộng.

Các bạn trẻ chỉ cần chăm chỉ, chịu khó tập thói quen đặt câu hỏi, ngay cả những câu hỏi không hiểu trong việc học tập cho thầy cô giải đáp cũng góp phần nhớ kiến thức tốt hơn, phát triển về tư duy phản biện một cách hiệu quả.

Rèn luyện để có một não bộ khỏe mạnh và suy nghĩ tích cực

Một não bộ khỏe mạnh đòi hỏi  phải có sự cân bằng giữa việc học hỏi kiến thức và việc nghỉ ngơi đúng thời điểm để sự hoạt động của não bộ duy trì một cách có hệ thống.

Một não bộ làm việc hiệu quả dẫn đến việc những luồng suy nghĩ sẽ mạch lạc, tiếp nhận kiến thức theo chiều hướng tốt và mở rộng được suy nghĩ liên quan đến các vấn đề khác. Tư duy phản biện sẽ phát huy mạnh mẽ khi tâm lý thoải mái, kiến thức tiếp thu dễ dàng và tiếp nhận kiến thức từ người đối diện chính xác hơn.

Sự tự tin luôn là cơ sở để các bạn thể hiện những khả năng của mình cũng như phát triển ngôn ngữ cơ bản, kỹ năng trong giao tiếp đem lại kết quả cao.

Tư duy phản biện cần thiết đối với mọi người trong mọi lĩnh vực

Đó là trọng tâm quan trọng cần nhắc đến khi rèn luyện tư duy phản biện cho các bạn trẻ. Nói đến phản biện, người ta thường nghĩ đến sự tranh cãi, đưa quan điểm của bản thân trong các cuộc họp, thảo luận.

Thực tế, khả năng suy nghĩ rõ ràng logic và có lý lẽ là cần thiết trong bất kể công việc gì chúng ta đang làm hay ngay trong việc học tập của các bạn. Đặc biệt, khi bạn làm trong các công việc ngành giáo dục, kinh tế, tài chính thì tư duy phản biện càng cần phải có vì kiến thức cũng như tính chất trong chuyên môn các ngành  đòi hỏi về tư duy cao, nhìn nhận vấn đề sâu rộng.

Đối với học tập cũng cậy, tư duy cao là kỹ năng cần thiết đối với các bạn, và nó cáo vai trò quan trọng trong các buổi thuyết trình hay thảo luận. Phản biện về một vấn đề theo quan điểm đúng đắn của bản thân mình là điều không hề dễ dàng nếu kiến thức không nắm chắc chắn, tư duy nhận biết kém.

Nói cách khác là tư duy phản biện không có thì quá trình học tập sẽ không tiến bộ được, không thể hiện khả năng bản thân với mọi người xung quanh tốt nhất thì các bạn dễ tụt lùi hạ thấp mình. Hãy không ngừng rèn luyện tư duy phản biện để có điều kiện cơ hội tốt hơn trong học tập hay trong cuộc sống tốt đẹp sau này.

Tư duy phản biện quan trọng trong nền kinh tế tri thức lớn mạnh

Khi nhu cầu xã hội đòi hỏi cao với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, những kỹ năng vận dụng trí óc và sự linh hoạt cao là cần thiết để xây dựng nền kinh tế về tri thức ngày một đi lên.

Khi những con người có tư duy phản biện tốt, các bạn sẽ thể hiện bản thân trong các lĩnh vực khác nhau và sự phát triển về kinh tế là điều dễ thế, tư duy phản biện đóng góp vào kinh tế tri thức thông qua việc các bạn trẻ tham gia các chương trình về kiến thức chuyên môn đạt kết quả cao hay qua những sáng tạo, phát minh về những vấn đề về công nghệ.

Và ta thấy được nhiều chương trình thực tế, hoạt động về tư duy phản biện cao và cuộc thi “thương vụ bạc tỷ” cũng là  một minh chứng đòi hỏi tư duy phản biện am hiểu kiến thức cao của mỗi người.

Khám phá tầm quan trọng của tư duy phản biện

Trong cuộc sống hiện đại này tư duy phản biện là cực kỳ quan trọng, khi nhu cầu đòi hỏi của thị trường càng cao thì việc nâng cao trình độ bản thân ở các lĩnh vực là thực sự cần thiết. Chỉ có bản thân bạn mới biết mình nên làm gì và chính bản thân các bạn mới quyết định tương lai của các bạn như thế nào.

Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu và khám phá rõ hơn về vai trò cũng như tầm quan trọng của tư duy phản biện với nội dung sau đây:

Trở thành một gia sư giúp trẻ trong việc tăng tư duy phản biện

Bạn phải hiểu rằng tư duy phản biện là một kỹ năng chứ không phải một khả năng, mỗi người có cách nhìn nhận vấn đề ở các khía cạnh khác nhau.

Một câu nói ra có người hiểu theo nghĩa này có người hiểu theo nghĩa khác, để người đối diện hiểu rõ ý mình nói gì thì bản thân các bạn trẻ phải trau dồi bản thân về kỹ năng truyền đạt ngôn từ, đặc biệt phải biết phát triển tư duy bằng sự phản biện, phản bác ý kiến.

Khi cha mẹ không bên cạnh các bạn trẻ để theo dõi sát sao việc học tập của con, không kiểm soát được khả năng giao tiếp của con em mình, học tập có tốt không thì một gia sư củng cố kiến thức là phương án tốt nhất mang lại cho các bạn trẻ.

Gia sư với kinh nghiệm chuyên môn cao đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp với tính cách tâm lý trẻ, không chỉ dạy trẻ kiến thức mà còn rèn luyện đạo đức nhân cách tốt đẹp của các bạn từ đó giúp tăng khả năng tư duy phản biện ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thành công các bạn mang lại là niềm tự hào của cha mẹ và cũng là nền tảng đánh giá chất lượng gia sư tốt.

Nhìn vào phần giải thích thì có vẻ như nhiều người chưa thực sự hiểu rõ ý nghĩa của tư duy phản biện là gì, thế nhưng tin chắc sau khi đọc xong ví dụ dưới đây thì bạn sẽ nhìn nhận vấn đề một cách hiệu quả hơn.

Nếu bạn A nói 1 + 1 = 2, bạn B không đồng tình và chỉ đưa ra đáp án là 1 + 1 = 3 mà không giải thích bất cứ điều gì thêm. Vậy thì đây không phải là một tư duy phản biện.

Bạn A nói rằng: “C không được khen thưởng vì không làm tốt công việc của mình”

Bạn B phản bác lại ý kiến và cho rằng: “C xứng đáng được thưởng và mọi người trong tổ cần noi gương C.

C là một nhân viên mới, tuy chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề nhưng C lại luôn chăm chỉ làm thêm giờ để tìm hiểu công việc, đồng thời cũng đáp ứng KPI đặt ra mỗi ngày của cấp trên giao xuống, thậm chí còn vượt chỉ tiêu, lại không phạm phải sai lầm gì trong công việc. Chính vì vậy mà C xứng đáng là nhân viên xuất sắc nhận được giải thưởng cho tháng này”

Chính xác thì đây mới là sự phản biện, vì không như ở ví dụ 1, B đã đưa ra những lý lẽ chứng minh cho khẳng định của mình. Và đương nhiên đó đều là những lý lẽ chính đáng và hợp lý, có thể chấp nhận nên lập luận này hoàn toàn có cơ sở.

Những ví dụ về tư duy phản biện vừa rồi đã kết thúc bài viết của tôi ngày hôm nay. Mong rằng, sau khi đọc xong bài viết, mỗi độc giả của vieclam123.vn đều sẽ hiểu rõ tư duy phản biện là gì, ý nghĩa của tư duy phản biện là gì và áp dụng những phương pháp tư duy phản biện cho phù hợp. Chúc các bạn ngày càng thăng tiến trên con đường sự nghiệp của mình, sớm khẳng định bản thân và sở hữu ước mơ mình mong muốn.

Tư duy phản biện là chìa khóa để bạn thoát khỏi những lối mòn trong suy nghĩ, giúp bạn giải quyết các vấn đề khó khăn một cách sáng tạo và hiệu quả hơn. Cuốn sách "Tư duy phản biện" được viết bởi chuyên gia đào tạo Zoe McKey sẽ giúp bạn khai phá được sức mạnh trí óc của mình. Tác phẩm chứa đựng những bí quyết và chiến lược của các cá nhân thành côn

Tư duy phản biện hay tư duy phân tích là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ, khách quan và công tâm.[1]

Dựa vào những nghiên cứu gần đây, các nhà giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng trường học nên tập trung hơn vào việc dạy học sinh tư duy phản biện. Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động. Đó có thể tóm tắt là quá trình tư duy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính chính xác của thông tin.

Những ý kiến giống như những nhận định, xuất phát từ những tiên đề (tiên đề A → lập luận B → lập luận C → nhận định D). Việc phân tích là việc bắt nguồn từ D để đi tìm A, B và C.

Sơ đồ tư duy (mind-map) là một dụng cụ hữu hiệu trong việc tổ chức và đánh giá thông tin bởi nó giúp định vị luận điểm/luận cứ một cách rõ ràng.

Khi thu nhận được một thông tin, điều cần trước tiên là hiểu rõ nội dung thông tin đó, về ai, về điều gì, liên quan đến những vấn đề gì, lĩnh vực nào. Tiếp theo, dựa trên những cơ sở khoa học và lôgic, đặt ra các câu hỏi như: tại sao lại khẳng định là A mà không phải là B, trong khi B cũng có các khả năng như A. Nếu là B thì khi đó sẽ có kết quả là B1, kết quả này có giống kết quả A1 của khả năng A không. Nếu có giống thì sẽ rút ra kết luận như thế nào, và nếu không giống thì lý do là ở đâu...

Tính thiên vị là một đặc tính có trong tiềm thức của con người mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra.

Có một số những phát biểu được cấu hình dưới dạng một tiên đề nhưng thực ra lại là một nhận định cá nhân sai lầm (ngụy biện).

Tư duy phản biện không chắc đã dẫn đến một kết luận chính xác. Thứ nhất là vì không ai có thể có toàn bộ thông tin chính xác. Thật vậy, những tin tức quan trọng thường được bảo mật rất cẩn thận và có rất nhiều thông tin còn chưa được khám phá hết. Bên cạnh đó, thành kiến có thể ngăn chặn sự thành công của việc tập trung, phân tích, đánh giá và truyền đạt thông tin. Tư duy phản biện có thể phân biệt, nhưng không thể tách rời khỏi cảm quan. Kết luận đưa ra phải đơn giản và ngắn gọn.

Những cuộc thảo luận dựa trên một đề tài đưa ra sẵn có tác động mạnh tới kĩ năng phản biện.

Ví dụ: A: "1+1 = 3", B: "Không, 1+1 = 2 chứ."

→ Câu nói của B không mang tính phản biện

Ví dụ: A: "C là một học sinh dốt", B: "Không, C là một học sinh giỏi"

→ Câu nói của B không mang tính phản biện

Hệ thống giáo dục Anh coi tư duy phản biện như một môn học chính quy. Trình độ A dành cho học viên 16-18 tuổi. Họ phải làm 2 bài kiểm tra chính: "Sự đáng tin của dẫn chứng" (Credibility of Evidence) và "Phát triển tranh luận" (Assessing/Developing Argument). Đối với học sinh dưới 16-18 tuổi, tư duy phản biện được đưa xen kẽ vào trong bài giảng của giáo viên.

Tư duy phản biện là thuật ngữ được dịch từ khái niệm Critical thinking.

Đây là chủ đề đã của nhiều cuộc tranh luận từ hơn 2,500 năm trước thời của các triết gia Hy Lạp như Plato, Socrate. Đến nay đây vẫn là chủ đề rất nóng. Nghiên cứu của World Economic Forum cho thấy đây là kỹ năng quan trọng số 2 trong số 10 kỹ năng hàng đầu cần có của người đi làm trong thời đại mới.

Một số định nghĩa cho rằng đó là là khả năng nhận diện thông tin giả

Định nghĩa khác cho rằng đó là khả năng tự phản chiếu và tư duy (suy nghĩ) một cách độc lập.

Theo National Council for Excellence in Critical Thinking, (1987), Tư duy phản biện là quá trình phát triển tư duy thông qua việc rèn luyện một cách có kỷ luật. Từ đó hình thành những khái niệm, đánh giá, phân tích để định hướng cho các hành động và niềm tin của cá nhân.

Theo Paul, R. and Elder, L. (2007): Tư duy phản biện là nghệ thuật phân tích và đánh giá tư duy với định hướng cải tiến nó.

Về bản chất, tư duy phản biện đòi hỏi chúng ta phải kích hoạt khả năng quan sát, tìm tòi, phân tích, và đánh giá. Những người có tư duy phản biện sẽ xác định, phân tích và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống thay vì bằng trực giác hay bản năng năng của mình.