Hà Giang không chỉ có những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mà thành phố Hà Giang cũng là địa điểm du lịch hấp dẫn du khách. Vậy thành phố hà giang có gì vui chơi ? Hãy cùng LEAD TRAVEL khám phá các địa điểm du lịch hấp dẫn tại thành phố Hà Giang qua bài chia sẻ dưới đây nhé!
Hà Giang không chỉ có những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mà thành phố Hà Giang cũng là địa điểm du lịch hấp dẫn du khách. Vậy thành phố hà giang có gì vui chơi ? Hãy cùng LEAD TRAVEL khám phá các địa điểm du lịch hấp dẫn tại thành phố Hà Giang qua bài chia sẻ dưới đây nhé!
Nếu đi thành phố Hà Giang hoặc đi du lịch qua thì Hà Giang cũng có nhiều món ngon lạ và độc đáo cho bạn mua về làm quà.
Thịt trâu gác bếp là món ăn thường thấy trong mâm cơm của người Thái đen. Với khách du lịch khi đến Hà Giang muốn thưởng thức hay mua về làm quà tặng cũng dễ dàng tìm thấy món ăn độc đáo này ở các phiên chợ.
Thịt trâu gác bếp (ảnh: Sưu tầm)
Thịt trâu gác bếp vốn là món ăn ngon được chế biến theo cách thủ công, nguyên liệu sạch và không có chất bảo quản nên được rất nhiều người yêu thích. Đặc biệt rất hợp để làm món nhậu trong nhưng ngày vui.
Cơm lam là một trong những đặc sản của vùng đất Hà Giang. Từ lâu, món ăn này đã được du khách đặc biệt yêu thích và lựa chọn làm quà về khi tới đây. Món ăn có sức hút đặc biệt, hương vị ngon, hấp dẫn đến khó quên ngay cả khi mới thưởng thức một lần.
Gọi là xôi ngũ sắc vì nó được tạo nên bởi năm loại xôi với năm màu sắc khác nhau. Bao gồm màu đỏ, màu vàmg, màu xanh, màu tím và màu trắng. Bạn có thể dễ dàng tìm mua và thẳng thức xôi ngũ sắc tại các phiên chợ ở Hà Giang.
Xôi ngũ sắc - văn hoá của Hà Giang (ảnh: Sưu tầm)
Lạp xưởng ở Hà Giang có mùi của nắng vùng cao, của khói bếp củi, thoang thoảng mùi gừng, mùi rượu. Cùng với vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc, vị béo của thịt mỡ hoà quyện với nhau, tạo nên một hương vị rất riêng biệt la động lòng người.
Thành phố Hà Giang - mảnh đất của đá, núi và những con người mộc mạc chân tình. Nếu bạn muốn chinh phục những giới hạn của bản thân, muốn khám phá một thiên nhiên Hà Giang hoang sơ, hùng vĩ thì còn chần chờ gì nữa mà không xách balo lên và đi thành phố Hà Giang thôi.
Xem thêm các Tour du lịch Hà Giang đang có lịch khởi hành của PYS Travel:
Tour Hà Giang - Sông Nho Quế hùng vĩ 3 ngày 2 đêm từ Hà Nội 2024
Tham khảo chùm tour Tết Dương lịch của PYS Travel:
Chùm tour Tết Dương Lịch từ Hà Nội
Chùm tour Tết Dương Lịch từ TP.HCM
PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ xuất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh
Ngoài việc du lịch và thăm quan trong ngày, du khách có thể lựa chọn nghỉ lại qua đêm tại các Dưới đây là list 3 khách sạn thành phố Hà Giang uy tín chất lượng:
Website: phoenixhotelhagiang.com
– Đạt tiêu chuẩn 4 sao, sang chảnh bậc nhất Hà Giang.
– Khách sạn có phong cách tân cổ điển, view đẹp.
– Chỗ đậu xe, wifi và bữa sáng miễn phí.
– Phòng nghỉ được vệ sinh và khử trùng thường xuyên.
– Bao gồm 15 căn nhà được thiết kế hình chiếc địu lưng.
– Có bể bơi và dịch vụ spa chăm sóc sức khỏe.
Từ 450.000 – 4.600.000 VNĐ/đêm.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm đi thành phố Hà Giang: chơi gì? ăn gì? ở đâu? Bạn còn chần chờ không thử đến và trải nghiệm một kỳ nghỉ thật vui và hạnh phúc bên người thân tại thành phố giữa miền núi cao này!
Châu Thành là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Huyện Châu Thành nằm ở trung tâm tỉnh Kiên Giang, có vị trí địa lý:
Huyện Châu Thành có diện tích 285,44 km², dân số năm 2020 là 161.230 người[1], mật độ dân số đạt 565 người/km².
Đây là địa phương có đường cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi đi qua đã được đưa vào khai thác.
Huyện Châu Thành có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Minh Lương (huyện lỵ) và 9 xã: Bình An, Giục Tượng, Minh Hòa, Mong Thọ, Mong Thọ A, Mong Thọ B, Thạnh Lộc, Vĩnh Hòa Hiệp, Vĩnh Hòa Phú.
Bản đồ hành chính huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang
Trong văn học dân gian ở Nam Bộ có khá nhiều câu sử dụng từ "châu thành", mặc dù trong văn bản được viết hoa, nhưng "châu thành" ở đây được dùng như là một danh từ chung, chỉ nơi phố xá đông đúc, văn minh. Từ "châu thành" vốn là một từ Hán-Việt, được sử dụng khá phổ biến ở Nam Bộ. Khái niệm "châu thành" có thể hiểu là:
Sau khi chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, ngày 5 tháng 6 năm 1867, thực dân Pháp ra nghị định chia 6 tỉnh Nam Kỳ ra 24 hạt tham biện (arondissemnent). Viên cai trị hạt là tham biện (inspecteur, sau đổi là administrateur). Lỵ sở của hạt gọi là "châu thành", có chức năng như một "trung tâm hành chính" của hạt. Bắt đầu từ năm 1912, địa danh Châu Thành chính thức được đặt tên cho nhiều đơn vị hành chính cấp quận ở các tỉnh Nam Kỳ.
Ban đầu, "châu thành" chỉ các trung tâm hành chính, nơi có chợ búa, các cơ quan của hạt tham biện trú đóng. Sau khi thành lập các thị xã với chức năng "tỉnh lỵ", nó chiếm một phần diện tích của "châu thành", phần diện tích còn lại vẫn giữ tên cũ là quận Châu Thành và sau này là huyện Châu Thành. Hiện nay các thị xã tỉnh lỵ đó đều đã được nâng cấp trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh.
Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang ngày nay chính là quận Châu Thành thuộc tỉnh Rạch Giá thời Pháp thuộc. Địa bàn thành phố Rạch Giá ngày nay khi đó vẫn nằm trong quận Châu Thành.
Ngày 20 tháng 5 năm 1920, thực dân Pháp lập quận Châu Thành thuộc tỉnh Rạch Giá, quận lỵ đặt làng Vĩnh Thanh Vân, gồm có 2 tổng: tổng Kiên Hảo với 8 làng và tổng Kiên Tường với 8 làng. Ngày 7 tháng 8 năm 1952, tổng Kiên Hảo gồm các làng: Thổ Sơn, Sóc Sơn, Mỹ Lâm, Tân Hội, Vĩnh Thanh Vân, Phi Thông, An Hoà; tổng Kiên Tường gồm có các làng: Minh Lương, Vĩnh Hoà Hiệp, Bình Sơn, Hoà Thạnh Lợi, Hoá Quản, Thới An, Thủy Liễu.
Thời Pháp thuộc, làng Vĩnh Thanh Vân vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Châu Thành và là tỉnh lỵ tỉnh Rạch Giá.
Sau năm 1945, chính quyền kháng chiến của Việt Minh cho thành lập thị xã Rạch Giá trực thuộc tỉnh Rạch Giá trên cơ sở tách đất từ quận Châu Thành cùng tỉnh.
Sau năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên quận Châu Thành thành quận Kiên Thành thuộc tỉnh Kiên Giang vừa mới thành lập, quận lỵ vẫn đặt tại xã Vĩnh Thanh Vân. Đồng thời, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng tách đất quận Kiên Thành để lập thêm quận Kiên Tân cùng thuộc tỉnh Kiên Giang, quận lỵ đặt tại xã Tân Hiệp.
Ngày 31 tháng 5 năm 1961, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho thành lập quận Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang. Quận Kiên Lương gồm các xã tách từ quận Kiên Thành và quận Hà Tiên cùng thuộc tỉnh Kiên Giang.
Sau năm 1965, giải thể tất cả các tổng. Từ năm 1956 đến năm 1970, tỉnh lỵ Rạch Giá của tỉnh Kiên Giang cũng nằm trong địa phận xã Vĩnh Thanh Vân thuộc quận Kiên Thành. Như vậy, trong giai đoạn này xã Vĩnh Thanh Vân vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Kiên Thành và là tỉnh lỵ tỉnh Kiên Giang (tỉnh lỵ có tên là "Rạch Giá"). Đến ngày 30 tháng 9 năm 1970, chính quyền Việt Nam Cộng hòa quyết định tái lập thị xã Rạch Giá trên cơ sở hai xã Vĩnh Thanh Vân và An Hòa thuộc quận Kiên Thành trước đó. Đồng thời, quận lỵ Kiên Thành được dời về Rạch Sỏi.
Tuy nhiên, về phía chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, địa bàn quận Kiên Thành và quận Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang lúc bấy giờ vẫn do huyện Châu Thành và thị xã Rạch Giá cùng thuộc tỉnh Rạch Giá quản lý. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng cho thành lập huyện Tân Hiệp thuộc tỉnh Rạch Giá trên cơ sở phần lớn diện tích quận Kiên Tân thuộc tỉnh Kiên Giang của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Sau đó, huyện Châu Thành bị chia ra thành hai huyện: Châu Thành và Châu Thành A cùng thuộc tỉnh Rạch Giá. Địa bàn huyện Hòn Đất thuộc tỉnh Kiên Giang ngày nay lúc đó chính là huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Rạch Giá của phía chính quyền Cách mạng.
Năm 1971 khi Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập tỉnh Châu Hà, tách ra từ tỉnh An Giang, trên phần đất tỉnh Châu Đốc và tỉnh Hà Tiên trước đó thì huyện Châu Thành A của tỉnh Rạch Giá lại được giao về cho tỉnh Châu Hà quản lý. Đến năm 1974 huyện Châu Thành A lại thuộc tỉnh Long Châu Hà. Riêng huyện Châu Thành thì vẫn thuộc tỉnh Rạch Giá như cũ.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn đặt huyện Châu Thành thuộc tỉnh Rạch Giá và huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Long Châu Hà như trước đó cho đến đầu năm 1976.
Tháng 2 năm 1976, tái lập huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang trên cơ sở hợp nhất huyện Châu Thành thuộc tỉnh Rạch Giá và huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Long Châu Hà trước đó.
Ban đầu, Huyện Châu Thành có 10 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Rạch Sỏi và 9 xã: Bình An, Giục Tượng, Minh Hòa, Mong Thọ, Mỹ Lâm, Nam Thái Sơn, Phi Thông, Sóc Sơn, Vĩnh Hòa Hiệp.
Ngày 3 tháng 6 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 125-CP[3].Theo đó, chia huyện Châu Thành thành 2 huyện: Hòn Đất và Châu Thành.
Lúc này, huyện Châu Thành còn lại 7 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Rạch Sỏi và 6 xã: Bình An, Giục Tượng, Minh Hòa, Mong Thọ, Phi Thông, Vĩnh Hòa Hiệp.
Ngày 27 tháng 9 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 107-HĐBT[4].Theo đó:
Ngày 24 tháng 5 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 92-HĐBT[5].Theo đó:
Lúc này, huyện Châu Thành có 7 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Minh Lương và 6 xã: Bình An, Giục Tượng, Minh Hòa, Mong Thọ A, Mong Thọ B, Vĩnh Hòa Hiệp.
Ngày 18 tháng 3 năm 1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 23-CP[6].Theo đó, thành lập xã Thạnh Lộc trên cơ sở 2.907,21 ha diện tích tự nhiên và 11.119 nhân khẩu của xã Mong Thọ A.
Ngày 7 tháng 2 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 15/2005/NĐ-CP[7].Theo đó, thành lập xã Vĩnh Hòa Phú trên cơ sở 2.668,58 ha diện tích tự nhiên và 11.237 nhân khẩu của xã Vĩnh Hòa Hiệp.
Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2005/NĐ-CP[8].Theo đó, thành lập xã Mong Thọ trên cơ sở 1.480,42 ha diện tích tự nhiên và 7.938 nhân khẩu của xã Mong Thọ B.
Như vậy, đến thời điểm này, huyện Châu Thành có 9 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Minh Lương và 9 xã: Bình An, Giục Tượng, Minh Hòa, Mong Thọ A, Mong Thọ B, Vĩnh Hòa Hiệp, Thạnh Lộc, Vĩnh Hòa Phú, Mong Thọ đều giữ ổn định như hiện nay.
Đây là một huyện có diện tích nhỏ nhưng lại là một trong những địa phương có đóng góp nhiều vào ngân sách tỉnh. Nền kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản,... Tại Châu Thành có khu công nghiệp Thạnh Lộc và cảng cá Tắc Cậu là cảng cá lớn nhất tỉnh (cũng là cảng cá lớn nhất nước), hiện nay đang được xây dựng thành khu công nghiệp nghề cá của tỉnh Kiên Giang. Trong tương lai, tại Châu Thành sẽ có một bệnh viện cấp trung ương lớn nhất Tây Nam Bộ được xây dựng. Hai quốc lộ 63 và 61 chạy qua Châu Thành đang được xây dựng.
Phà Tắc Cậu, An Biên đi Châu Thành - Rạch Giá
Sông Cái Bé, đoạn Châu Thành, Kiên Giang
Thành phố Hà Giang nơi cũng có nhiều cảnh sắc thiên nhiên, núi non hùng vĩ không kém gì các huyện lị khác. Vậy du lịch thành phố Hà Giang có gì đặc sắc, hãy cùng PYS Travel khám phá ngay nhé!
Hà Giang là một tỉnh miền núi Đông Bắc và là nơi cực Bắc của Việt Nam cách Hà Nội khoảng hơn 300km. Là nơi có địa hình khắc nghiệt, chủ yếu là đồi núi cao với độ dốc lớn, sông suối bị chia cắt tạo nên phong cảnh núi non hùng vĩ với những cung đường dốc cao uốn lượn tuyệt đẹp làm ai ai cũng phải mê mẩn. Du lịch thành phố Hà Giang là điều chắc chắn bạn nên làm một lần trong đời, đến vùng đất này rồi bạn sẽ phải yêu, phải nhớ.
Hà Giang - điểm cực Bắc của Việt Nam (ảnh: PYS Travel)
Hà Giang hiện nay đang có khoảng 20 dân tộc thiểu số sinh sống vì thế nơi đây bản sắc văn hoá rất khác nhau và có sự đa dạng. Thời tiết Hà Giang là cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình khá cao nên khí hậu mang màu sắc ôn đới nhiều hơn. Thời tiết khá mát mẻ vào mùa hè và khá lạnh vào mùa đông.
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, thành phố Hà Giang nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, cách cửa khẩu Thanh Thuỷ 23km và cách Hà Nội khoảng 320km. Thành phố Hà Giang gồm 5 phường: Minh Khai, Ngọc Hà, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Trần Phú và 3 xã: Ngọc Đường, Phương Đô, Phương Thiện.
Thành phố Hà Giang là vùng đồi núi thấp, rừng già xen kẽ các đồng lúa, độ cao trung bình từ 50 - 100m. Đây là vùng đất có đai phì nhiêu thích ứng với nhiều loại cây trồng, trên địa bà thành phố còn có sông Lô và sông Miện chảy qua vô cùng màu mỡ.