1. Cục Công nghiệp là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với lĩnh vực công nghiệp gồm: công nghiệp cơ khí, luyện kim; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ dầu khí, than, khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng); công nghiệp điện tử (trừ công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ số); công nghiệp tiêu dùng (dệt, may, da giày, giấy, sành sứ, thủy tinh, nhựa); công nghiệp thực phẩm (rượu, bia, nước giải khát, sữa, bánh kẹo, dầu thực vật, thuốc lá, chế biến bột và tinh bột); công nghiệp chế biến khác; công nghiệp hỗ trợ; tổ chức, quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
1. Cục Công nghiệp là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với lĩnh vực công nghiệp gồm: công nghiệp cơ khí, luyện kim; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ dầu khí, than, khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng); công nghiệp điện tử (trừ công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ số); công nghiệp tiêu dùng (dệt, may, da giày, giấy, sành sứ, thủy tinh, nhựa); công nghiệp thực phẩm (rượu, bia, nước giải khát, sữa, bánh kẹo, dầu thực vật, thuốc lá, chế biến bột và tinh bột); công nghiệp chế biến khác; công nghiệp hỗ trợ; tổ chức, quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Tên đầy đủ: Cục xúc tiến thương mại- Bộ công thương
Địa chỉ: 20 Lý Thường Kiệt - quận Hoàn Kiếm - TP. Hà Nội
Ngày bắt đầu hợp tác:01/01/1970
Cụ thể, theo Quyết định số 2839/QĐ-BCT ngày 28/10 về việc điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp được bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp. Ông Phạm Tuấn Anh hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo hệ số 1,0.
Thay mặt Bộ trưởng, Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài chúc mừng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp có lãnh đạo mới. Chúc mừng đồng chí tân Cục trưởng nhận nhiệm vụ mới, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài tin tưởng với bề dày kinh nghiệm trong quá trình công tác, trong thời gian tới, đồng chí Phạm Anh Tuấn sẽ phát huy năng lực của mình để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đến thời điểm này, về cơ bản nhân sự lãnh đạo của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp đã được kiện toàn.
Phát biểu nhận nhiệm vụ tại buổi lễ, ông Phạm Tuấn Anh, tân Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp gửi lời cảm ơn tới Bộ trưởng, Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ đã tin tưởng để giao nhiệm vụ mới và xin hứa sẽ cố gắng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp là đơn vị thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với lĩnh vực an toàn, bảo vệ môi trường trong công nghiệp và thương mại, bao gồm: Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao; cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; tổ chức, quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương...
1. Cục Hóa chất là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với hoạt động hóa chất; phát triển ngành công nghiệp hóa chất; tổ chức, quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Hóa chất có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của Nhà nước.
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Vietnam Chemicals Agency.
Trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
1. Xây dựng để Bộ trưởng Bộ Công Thương trình cấp có thẩm quyền quyết định, ban hành:
a) Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Dự thảo Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động hóa chất;
b) Chiến lược, kế hoạch phát triển, trung hạn, dài hạn về công nghiệp hóa chất quốc gia; các đề án, chương trình, cơ chế, chính sách về lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; hóa chất sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chương trình đàm phán, ký kết gia nhập các điều ước quốc tế về hóa chất;
c) Danh mục hóa chất quốc gia; cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia; danh mục tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp; danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện; danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh, danh mục hóa chất cấm; danh mục hóa chất phải khai báo; danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất;
d) Cụ thể hoá yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật, yêu cầu về chuyên môn trong hoạt động hóa chất của các cơ sở hoạt động hóa chất;
đ) Hồ sơ cho phép sản xuất, xuất nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm cho các mục đích đặc biệt theo quy định của pháp luật.
2. Trình Bộ trưởng phê duyệt, ban hành:
a) Văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động hóa chất thuộc thẩm quyền của Bộ;
b) Kế hoạch tổ chức thực hiện Chiến lược, chương trình, đề án, kế hoạch phát triển một số phận ngành quan trọng thuộc công nghiệp hóa chất, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Quy định, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia, các quy trình nghiệp vụ chuyên ngành hóa chất;
d) Quy định phân loại, ghi nhãn hóa chất theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất; khai báo hóa chất; thông tin an toàn hóa chất; đăng ký hóa chất mới.
3. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng các dự án, công trình xây dựng (xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa) chuyên ngành hóa chất (nhà máy, phân xưởng, kho chứa, trạm chiết nạp) theo quy định của pháp luật, bao gồm: hóa chất cơ bản, hóa dầu, hóa dược, hóa mỹ phẩm, phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, điện hóa, khí công nghiệp, cao su, sơn, mực in, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, sản phẩm hóa chất khác và sản phẩm từ hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Theo dõi, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các quy định về Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của các địa phương.
Chủ trì, phối hợp với Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp thực hiện trách nhiệm của Bộ Công Thương quy định tại Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành theo Quyết định của Thủ tướng Chính phú.
5. Chủ trì tổ chức thực hiện, phối hợp, tham gia hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình phát triển công nghiệp hóa chất và các quy định về hoạt động hóa chất trong lĩnh vực Công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động hóa chất.
6. Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn phân loại, ghi nhãn hóa chất nguy hiểm; khai báo hóa chất thông tin an toàn hóa chất; đăng ký hoá chất mới.
7. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực hóa chất thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục; các văn bản cá biệt; văn bản nội bộ thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật.
8. Cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật: Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp; giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; giấy phép kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ; giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp; xác nhận khai báo hóa chất đối với các hóa chất cần kiểm soát đặc biệt. Theo dõi, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các quy định quản lý hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh, hóa chất nguy hiểm sử dụng trong công nghiệp, tiền chất công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.
9. Thực hiện thanh tra chuyên ngành về hoạt động hóa chất thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật. Kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động hóa chất, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; hóa chất sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp, tiêu dùng; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động hóa chất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ và vật liệu nổ công nghiệp; hóa chất sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp, tiêu dùng.
10. Tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống phòng thí nghiệm đánh giá hóa chất mới tại Việt Nam.
11. Tổ chức bồi dưỡng, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý hoạt động hóa chất cho các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất.
12. Chủ trì xây dựng, quản lý, vận hành, nâng cấp cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia, cung cấp thông tin hỗ trợ ứng phó sự cố hóa chất.
13. Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm của Bộ; thường trực Tổ công tác liên ngành thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và đầu mối của Bộ thực thi các Công ước về hóa chất khác.
14. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động hóa chất theo phân công của Bộ Công Thương.
15. Chủ trì, phối hợp xây dựng đề án, chương trình, dự án, đề tài phục vụ công tác quản lý và phát triển ngành, tổ chức nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực hóa chất theo phân công của Bộ.
16. Quy định nội dung, biểu mẫu báo cáo và được yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hóa chất cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nhiệm vụ được giao; tổng hợp, thống kê, lập báo cáo tình hình hoạt động hóa chất trong phạm vi cả nước; xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa chất quốc gia.
17. Tham mưu quản lý nhà nước và theo dõi hoạt động của các Hội, Hiệp hội ngành nghề hoạt động trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
18. Sử dụng ngân sách nhà nước được cấp và các khoản thu theo quy định của pháp luật.
19. Thực hiện cải cách hành chính theo kế hoạch cải cách hành chính của Bộ.
20. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
21. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
1. Bộ máy giúp việc Cục trưởng:
b) Phòng Phát triển công nghiệp hóa chất;
Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hóa chất.
Việc thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc Cục do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét và quyết định theo đề nghị của Cục trưởng.