Cổng Chào Bình Dương 2024

Cổng Chào Bình Dương 2024

​​Theo đó, Giải Việt dã "Chào năm mới" lần thứ 25 sẽ tổ chức vào lúc 06 giờ 30 phút, ngày 30/12/2023 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh.

​​Theo đó, Giải Việt dã "Chào năm mới" lần thứ 25 sẽ tổ chức vào lúc 06 giờ 30 phút, ngày 30/12/2023 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh.

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

ma-truong-dai-hoc-tai-binh-duong.jsp

Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học

Xây sân vận động cấp huyện: “Đúng là lãng phí”

Nơi tập trung nhiều cổng chào của các huyện ngoại thành Hà Nội là tuyến quốc lộ 32 đi qua các huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ. Trong khoảng 21km đường đi qua ba huyện này, ít nhất đã có năm cổng chào được đầu tư với nguồn vốn ngân sách hàng tỉ đồng.

Tại điểm đầu tiên thuộc địa phận huyện Hoài Đức, trên quốc lộ 32, UBND huyện Hoài Đức đã cho xây một cổng chào hai chiều hoành tráng. Tại huyện Phúc Thọ, những cổng chào điện tử có quy mô tương tự như ở huyện Hoài Đức cũng đã được đầu tư xây dựng, ghi dấu điểm đầu và điểm cuối địa phận của huyện trên quốc lộ 32. Ông Nguyễn Văn Liên - phó chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ - cho biết cả hai cổng chào của huyện này đều được xây dựng từ năm 2010 để chào đón 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội với số tiền đầu tư khoảng 2,4 tỉ đồng. “Những cổng chào điện tử này sau đó được sử dụng để tuyên truyền nhân các sự kiện chính trị, dịp lễ tết hay thông tin các chủ trương quan trọng. Mỗi lần cần tuyên truyền chủ trương, sự kiện mới thì cài đặt lại, không có tốn kém gì thêm” - ông Liên nói.

Cuối năm 2012, huyện Đan Phượng “nổi trội” hẳn khi mạnh tay đầu tư xây hai cổng chào của huyện với tổng vốn 4,2 tỉ đồng! Ông Nguyễn Hữu Hoàng - phó chủ tịch UBND huyện Đan Phượng, cho rằng việc xây dựng cổng chào ở thời điểm đó là thực hiện nguyện vọng của đảng bộ, nhân dân huyện. “Cổng chào vào Trung tâm văn hóa - thể thao huyện Đan Phượng đã làm đẹp và tạo ra phố đi bộ để người dân qua đó tập thể dục vào chiều tối” - ông Hoàng cho biết. Chúng tôi đặt vấn đề xây hai cổng chào tiêu tốn tới 4,2 tỉ đồng liệu có lãng phí, ông Hoàng nói: “Đây là những cổng chào vào cả một khu liên hiệp quy mô lớn, phục vụ các sự kiện quan trọng. Đâu có ai nêu ý kiến lãng phí gì đâu”.

Cấp xã của huyện Đan Phượng cũng “khoái” xây cổng chào. Xã Phương Đình (huyện Đan Phượng) xây cổng chào 200 triệu đồng. Thôn Đông Khê (xã Đan Phượng) xây cổng chào 800 triệu đồng. “Ở cấp xã và thôn thì vốn làm cổng chào đều do người dân đóng góp để làm chứ ngân sách không cấp” - ông Hoàng lý giải.

Về việc các huyện xây cổng chào tiền tỉ, ông Lê Văn Hoạt - phó chủ tịch HĐND TP Hà Nội - cho biết trong bố trí ngân sách hiện nay, ngân sách của quận, huyện do HĐND quận, huyện quyết, chứ không phải TP quyết. Tuy nhiên, ông Hoạt nhìn nhận: “Với những nơi đã đầu tư tiền tỉ xây cổng chào thì chuyện cũng đã rồi. Còn những nơi đang có dự định xây dựng cổng chào tiền tỉ thì phải xem lại, vì trong điều kiện kinh tế khó khăn, ngân sách khó khăn như hiện nay không cho phép thoải mái chi tiêu như thế, mà phải thắt chặt theo đúng tinh thần tiết kiệm”.