CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
+ Tiếng Việt: Khoa học và Kỹ thuật máy tính
+ Tiếng Anh: Computer Science and Engineering
+ Tiếng Việt: Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học và Kỹ thuật máy tính
+ Tiếng Anh: Doctor of Philosophy in Computer Science and Engineering
Mục tiêu của chương trình đào tạo nhằm cung cấp và hướng dẫn cho nghiên cứu sinh, thông qua việc thực hiện một đề tài nghiên cứu, phương pháp luận để giải quyết một vấn đề có ý nghĩa khoa học trong lĩnh vực Khoa học và Kỹ thuật máy tính. Người tốt nghiệp tiến sĩ là người biết làm nghiên cứu độc lập, tức là biết đặt ra những vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa, biết tìm lời giải, biết cách viết các bài báo khoa học và trình bày kết quả nghiên cứu trước cộng đồng nghiên cứu quốc tế.
– Về kiến thức: Cung cấp các kiến thức hiện đại về lĩnh vực Khoa học và Kỹ thuật máy tính như trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, kỹ thuật máy tính, hệ thống nhúng, Internet vạn vật (IoT), chip bán dẫn.
– Về kỹ năng: Phát triển kỹ năng lý luận và giải thích các vấn đề một cách khoa học, năng lực nghiên cứu và sáng tạo ra tri thức mới, kỹ năng trình bày vấn đề khoa học tại các hội nghị khoa học cũng như kỹ năng trình bày các kết quả nghiên cứu dưới dạng các bài báo khoa học; kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.
– Về thái độ: Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có tinh thần ham học hỏi, cầu thị và luôn tận tụy trong công việc.
– Xét tuyển thông qua đánh giá hồ sơ chuyên môn theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
3.2.1. Yêu cầu về văn bằng và ngành học
– Có bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành Khoa học và Kỹ thuật máy tính hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành/chuyên ngành đào tạo tiến sĩ.
– Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của CTĐT định hướng nghiên cứu và các công trình công bố theo quy định đơn vị đào tạo (nếu có). Riêng các thí sinh có bằng thạc sĩ định hướng ứng dụng hoặc có bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành phù hợp nhưng phải học bổ sung kiến thức hoặc dự tuyển từ cử nhân thì phải là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 01 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo khoa học đăng tại kỷ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư của ngành/liên ngành công nhận.
– Có đề cương nghiên cứu phù hợp.
– Có thư giới thiệu của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực chuyên môn mà người dự tuyển dự định nghiên cứu.
3.2.3. Yêu cầu về năng lực ngoại ngữ
– Có văn bằng chứng chỉ phù hợp với chuẩn đầu vào về ngoại ngữ của chương trình đào tạo theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
3.3 Danh mục ngành/chuyên ngành phù hợp
3.3.1. Ngành/chuyên ngành phù hợp không phải bổ sung kiến thức
– Nhóm ngành Máy tính (84801): Khoa học máy tính (8480101); Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (8480102); Kỹ thuật phần mềm (8480103); Hệ thống thông tin (8480104); Kỹ thuật máy tính (8480106); Trí tuệ nhân tạo (8480107).
– Nhóm ngành Công nghệ thông tin (84802): Công nghệ thông tin (8480201); An toàn thông tin (8480202); Quản lý công nghệ thông tin (8480204); Quản lý hệ thống thông tin (8480205).
– Nhóm ngành toán học (84601): Khoa học tính toán (8460107); Khoa học dữ liệu (8460108); Cơ sở toán học cho tin học (8460110); Toán tin (8460117); Toán ứng dụng (8460102).
– Nhóm ngành Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông (85202): Kỹ thuật điện tử (8520203); Kỹ thuật viễn thông (8520208); Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (8520216); Kỹ thuật mật mã (8520209); Kỹ thuật y sinh (8520212).
3.3.2. Ngành/chuyên ngành phù hợp phải bổ sung kiến thức
– Nhóm ngành cơ khí và cơ Kỹ thuật (85201): Kỹ thuật cơ điện tử (8520114); Kỹ thuật hàng không (8520120); Kỹ thuật không gian (8520121).
3.3.3. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức
Các đối tượng thuộc nhóm phải bổ sung kiến thức chọn 3/8 học phần dưới đây (9 tín chỉ). Việc học bổ sung kiến thức phải hoàn thành trước khi dự tuyển.
Information systems security and safety
Advanced digital signal processing
Advanced digital image processing
Các trường hợp thí sinh có bằng thạc sĩ không thuộc các ngành và nhóm ngành kể trên (bằng do đơn vị đào tạo nước ngoài cấp, ngành thạc sĩ thí điểm, ngành/chuyên ngành mới) nhưng có nội dung chương trình học thạc sĩ có liên quan đến ngành Khoa học và Kỹ thuật máy tính sẽ do Hội đồng tuyển sinh xem xét và quyết định.
Theo chỉ tiêu tuyển sinh được Đại học Quốc gia Hà Nội cấp hằng năm (dự kiến khoảng 05 NCS/ năm).
(Ban hành theo Quyết định số: 105/QĐ-CNTT ngày 19 tháng 10 năm 2023
của Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin, ĐHQGHN)
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 98 tín chỉ , trong đó:
+ Tiểu luận tổng quan: 2 tín chỉ
+ Nghiên cứu khoa học (là yêu cầu bắt buộc với NCS nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo)
Emerging topics in computational optimizations
Emerging topics in embedded systems
Emerging topics in information systems security
Emerging topics in IoT and applications
Scientific Research methodology
– NCS xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tổ chức triển khai và công bố các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án trên các tạp chí chuyên ngành dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.
Thông tin chi tiết xem tại đây.
– Luận án là kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh chứa đựng những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực chuyên môn, có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học và giải quyết trọn vẹn vấn đề đặt ra của đề tài luận án.
– Luận án được trình bày tối đa 200 trang A4, không kể phụ lục, trong đó có ít nhất 50% số trang trình bày kết quả nghiên cứu và luận giải riêng của nghiên cứu sinh theo cấu trúc: phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, cơ sở, giả thuyết, nội dung, kết quả nghiên cứu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các công trình công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục (nếu có). Bản tóm tắt luận án phản ánh trung thực kết cấu, bố cục và nội dung của luận án, phải ghi toàn văn kết luận của luận án. Bản thông tin luận án khoảng từ 3 đến 5 trang (300 đến 500 chữ) bằng tiếng Việt và tiếng Anh trình bày những nội dung mới và những kết quả, đóng góp quan trọng nhất của tác giả luận án.
– Tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ: Kết quả nghiên cứu trong luận án phải là kết quả lao động của chính nghiên cứu sinh thu được chủ yếu trong thời gian đào tạo. Nếu sử dụng kết quả, tài liệu của người khác thì phải được tác giả đồng ý và trích dẫn tường minh. Nếu luận án là công trình khoa học hoặc một phần công trình khoa học của một tập thể trong đó nghiên cứu sinh đóng góp phần chính thì phải xuất trình các văn bản thể hiện sự nhất trí của các thành viên trong tập thể đó đồng ý cho nghiên cứu sinh sử dụng kết quả chung của tập thể để viết luận án.
– KT1: Tổng hợp các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Khoa học và Kỹ thuật máy tính như trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, kỹ thuật máy tính, hệ thống nhúng, Internet vạn vật (IoT), chip bán dẫn phục vụ cho nội dung nghiên cứu của luận án.
– KT2: Phân tích và luận giải các kiến thức chuyên sâu, liên ngành trong lĩnh vực Khoa học và Kỹ thuật máy tính nhằm nâng cao năng lực khoa học cho nghiên cứu sinh.
– KT3: Đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu về lý thuyết cũng như gắn lý thuyết với thực tiễn sử dụng những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Khoa học và Kỹ thuật máy tính.
– KT4: Kiến tạo những tri thức mới trong lĩnh vực Khoa học và Kỹ thuật máy tính.
Nghiên cứu sinh công bố kết quả nghiên cứu của luận án trên tạp chí khoa học chuyên ngành với vai trò tác giả chính (tác giả tên đầu/tác giả liên hệ) có tổng điểm đạt từ 2,0 trở lên tính theo điểm tối đa do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định cho mỗi loại công trình (là tác giả chính, không chia điểm khi có đồng tác giả).
Các công bố quốc tế phải được viết bằng tiếng nước ngoài, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước phải thuộc danh mục được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tối thiểu 0,75 điểm và phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
– Có tối thiểu 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục Web of Science hoặc Scopus.
– Có 01 bằng phát minh sáng chế/giải pháp hữu ích đã được cấp và tối thiểu 01 bài báo/báo cáo quốc tế thuộc một trong các ấn phẩm sau: (i) chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành; hoặc (ii) sách chuyên khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành; hoặc (iii) báo cáo trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện, có mã số ISBN; hoặc (iv) bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài có phản biện, có mã số ISSN.
– Có tối thiểu 02 bài báo/báo cáo quốc tế thuộc một trong các ấn phẩm sau: (i) chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành; hoặc (ii) sách chuyên khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín quốc tế phát hành; hoặc (iii) báo cáo trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện, có mã số ISBN; hoặc (iv) bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài có phản biện, có mã số ISSN.
– KN1: Thành thạo kỹ năng phát hiện, phân tích, tổng hợp các vấn đề trong lĩnh vực Khoa học và Kỹ thuật máy tính.
– KN2: Sáng tạo các giải pháp để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực Khoa học và Kỹ thuật máy tính.
– KN3: Phát triển Kỹ năng viết và trình bày các vấn đề khoa học tại các hội nghị, hội thảo chuyên ngành.
– KN4: Xây dựng khả năng làm việc nhóm và điều phối hoạt động của nhóm nghiên cứu.
– KN5: Sử dụng thành thạo tiếng Anh trong nghiên cứu và trao đổi học thuật: Viết được bài báo khoa học bằng tiếng Anh và trao đổi các vấn đề nghiên cứu bằng tiếng Anh tại các hội nghị chuyên ngành.
– TC1: Vận dụng sáng tạo kiến thức trong những tình huống phức tạp một cách độc lập.
– TC2: Phân tích các quyết định mang tính chuyên gia.
– PC1: Trung thực, trách nhiệm, đáng tin cậy trong nghiên cứu khoa học và trong công việc.
– PC2: Chủ động, tích cực trong việc tìm hiểu và khám phá tri thức mới.
– PC3: Áp dụng ý thức tổ chức kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp.
– Làm giảng viên/giáo viên tại các cơ sở giáo dục, nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu.
– Làm nghiên cứu, chỉ đạo các nhóm nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, chuyên gia công nghệ tại các công ty, doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài nước.
– Làm cán bộ tại các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin và truyền thông tại các cơ quan hành chính nhà nước như bộ, ban, sở, ngành…
– Làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại các đơn vị nghiên cứu trong và ngoài nước.
– Tiếp tục các hướng nghiên cứu chuyên sâu cũng như phát triển các hướng nghiên cứu liên ngành.
– Thực tập sinh sau tiến sĩ tại các cơ sở giáo dục/nghiên cứu trong và ngoài nước.