Chính Sách Bảo Vệ Môi Trường Của Doanh Nghiệp

Chính Sách Bảo Vệ Môi Trường Của Doanh Nghiệp

Cộng hòa Liên bang Đức (CHLB Đức) là quốc gia thuộc khu vực trung tâm của châu Âu, phía Đông tiếp giáp với Ba Lan và Séc, phía Nam giáp với Thụy Sỹ và Áo, phía Tây tiếp giáp với các quốc gia như Hà Lan, Bỉ, Lúcxămbua, Pháp, phía Bắc giáp với Đan Mạch, biên Bắc và biển Baltic. Tính đến tháng 6 năm 2018, dân số Đức vào khoảng 82.284.433 người[1] và gần như dân số này ổn định từ năm 2010 trở lại đây. Như vậy, Đức được coi là một trong những quốc gia dân cư tập trung sinh sống đông nhất của châu Âu - có thể xếp vị trí thứ 2 trên thế giới (sau Mỹ) về việc thu hút cư dân thế giới nhập cư. Sau khi trở thành nước Đức hợp nhất vào cuối năm 1990, CHLB Đức là một thể chế bao gồm 16 bang với trung tâm chính trị ở Berlin, và Luật Cơ bản của CHLB Đức (Basic Law of the Federal Republic of Germany) là hiến pháp liên bang, điều chinh tất cả các hệ thống pháp luật, chính sách, quy định và hoạt động của các bang thành viên.

Cộng hòa Liên bang Đức (CHLB Đức) là quốc gia thuộc khu vực trung tâm của châu Âu, phía Đông tiếp giáp với Ba Lan và Séc, phía Nam giáp với Thụy Sỹ và Áo, phía Tây tiếp giáp với các quốc gia như Hà Lan, Bỉ, Lúcxămbua, Pháp, phía Bắc giáp với Đan Mạch, biên Bắc và biển Baltic. Tính đến tháng 6 năm 2018, dân số Đức vào khoảng 82.284.433 người[1] và gần như dân số này ổn định từ năm 2010 trở lại đây. Như vậy, Đức được coi là một trong những quốc gia dân cư tập trung sinh sống đông nhất của châu Âu - có thể xếp vị trí thứ 2 trên thế giới (sau Mỹ) về việc thu hút cư dân thế giới nhập cư. Sau khi trở thành nước Đức hợp nhất vào cuối năm 1990, CHLB Đức là một thể chế bao gồm 16 bang với trung tâm chính trị ở Berlin, và Luật Cơ bản của CHLB Đức (Basic Law of the Federal Republic of Germany) là hiến pháp liên bang, điều chinh tất cả các hệ thống pháp luật, chính sách, quy định và hoạt động của các bang thành viên.

Áp lực phát triển kinh tế tới môi trường

Môi trường đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Đức. Nó cung cấp nguồn tài nguyên căn bản cho phát triển kinh tế. Với diện tích khoảng 357.021km[2], trong đó xấp xỉ 47% là đất nông nghiệp và gần 320 là đất rừng tạo điều kiện thuận lợi cho Đức phát triền nông, lâm nghiệp. Bên cạnh đó, Đức sở hữu nhiều tài nguyên như quặng sắt, than đá, kali cacbonat, uranium, đồng niken, gỗ, khi gas tự nhiên... là điều kiện căn bản cho phát triển công nghiệp và năng lượng.

Quá trình công nghiệp hóa ở Đức đã diễn ra sớm, nên nước này ưu tiên nhiều hơn cho phát triển công nghiệp và năng lượng so với nông nghiệp. Vì vậy, Đức có nhiều thành tựu nổi bật trong công nghiệp như sản xuất và xuất khẩu ô tô, phương tiện giao thông vẫn tải, máy móc, cơ khí, sản phẩm điện và điện tử, và các sản phẩm hóa học, dược và thực phẩm đã chế biến.

Với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ như vậy, Đức cũng sử dụng nguồn năng lượng khổng lồ có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch như than đá, khi gas, đến năng lượng hạt nhân, năng lượng sạch như sức gió, năng lượng mặt trời, khí sinh học... Do đó, khi bị khủng hoảng năng lượng cụ thể là khủng hoảng dầu mỏ (1973 1974) và (1978-1979) nền kinh tế Đức bị tổn thương nghiêm trọng. Tăng trưởng kinh tế năm 1975 và năm 1980 lần lượt là 0,87% và 1,41% thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 4,38% năm 1973 và 3,01% năm 1978.

Mặt khác, chi phí giải quyết những tác động tiêu cực từ mỗi trường sống tới sức khỏe con người ngày càng gia tăng. Theo báo cáo của OECD năm 1993, vấn đề môi trường nổi bật mà Đức gặp phải những năm 1990 gồm: ô nhiễm không khí, nước; chất thải rắn công nghiệp; suy giảm tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản như Chan đá, dầu mỏ. Chi tiêu công trực tiếp cho việc quản lý, bảo vệ và xử lý ô nhiễm đã tăng dần từ 1,3% GDP năm trước 1979 lên 1,65% năm 1990, trong đó chủ yếu hưởng tới giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước, trong khi việc giải quyết ô nhiễm không khi thưởng được các dự án tư nhân tài trợ[3].

Ô nhiễm môi trường có tác động rõ rệt đến đời sống người dân, đặc biệt là người dân khu vực đô thị ở Đức (nơi có mật độ dân cư cao). Các cảnh báo về gia tăng rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng ở các khu vực công nghiệp ngày càng phổ biến cuối những năm 1960. Vì vậy, hình ảnh bức vẽ "Bầu trời xanh của vùng Ruhr" thể hiện khát vọng của người dân Đức về môi trường sống trong lành là hình ảnh tiêu biểu mả thập niên 1970 hướng tới. chính sách bảo vệ môi trường của Đức ở.

Nhận thức được những nguy cơ và sức ép từ ô nhiễm môi trường, suy giảm các nguồn tài nguyên, chính quyền Đức đã bắt tay rất sớm vào việc giải quyết hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ngay từ đầu những năm 1970, mặc dù mục tiêu "phát triển bền vững" chưa chính thức xuất hiện trong giai đoạn này. Một loạt các giải pháp bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm được ra đời như tiêu chuẩn hóa mức phát thải của phương tiện giao thông (cụ thể là ô tô), quy định về quản lý chất thải,... Báo cáo đánh giá của OECD năm 1993 đã ghi nhận những thành tựu nổi bật của Đức trong những năm 1970, 1980 trong việc cải thiện môi trường và tạo ra một số lượng lớn việc làm trong các ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, công nghiệp "xanh", bên cạnh những cảnh báo, thách thức về môi trường.

Từ thực tiễn trên cho thấy vai trò quan trọng của môi trường đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Đức trong việc duy trì tăng trưởng dài hạn và chất lượng sống phồn vinh. Phát triển của kinh tế cũng tác động ngược trở lại đối với môi trường, đặc biệt trong việc cải tạo, phục hồi môi trường và phát triển các nguồn tài nguyên mới. Nhìn chung, mỗi quan hệ tương hồ giữa kinh tế, xã hội và môi trường đã trở thành phương châm xuyên suốt trong quá trình phát triển của Đức, tạo nên "Chiến lược phát triển bền vững quốc gia vốn được nhen nhóm bắt đầu từ những năm 1970, định hình vào giữa thập niên 1990 cũng như sau này.

Mục tiêu và nội dung căn bản trong chính sách bảo vệ môi trường của Đức những năm gần đây

a. Cải thiện chất lượng không khí

Chính sách bảo vệ môi trường của Đức hướng đến việc cải thiện chất lượng không khí, giảm đáng kể lượng khí thải gây ô nhiễm tạo ra và lượng khí khải gây hiệu ứng nhà kính. Nếu so với các quốc gia trong khu vực, mục tiêu chính sách bảo vệ môi trường của Đức đặt ra cao hơn. Tuy nhiên, mục tiêu này phù hợp với khuôn khổ chiến lược phát triển bền vững quốc gia của Đức.

b. Hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển bền vững luôn là mục tiêu cao nhất mà các chính sách bảo vệ môi trường của Đức hướng tới. Trong thời điểm hiện nay Chính phủ Đức ưu tiên hướng các chính sách bảo vệ môi trường tới mục tiêu tăng trưởng xanh. Họ xác định tăng trưởng kinh tế thông qua cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, phát triển nhanh chóng các nguồn năng lượng tái tạo, quản lý hiệu quả rác thải, khuyến khích đổi mới, sáng kiến, tăng trưởng năng suất... Tất cả những yếu tố này giúp nước Đức có lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế trong việc cung cấp các dịch vụ hàng hóa môi trường, nhiều việc làm liên quan đến khu vực này được tạo ra và nhờ đó nền kinh tế đạt được tăng trưởng cùng với gia tăng chất lượng cuộc sống. Thúc đầy tăng trưởng kinh tế, đổi mới và sáng tạo việc làm.

Chiến lược phát triển bền vững quốc gia (NHS) (2002) của Đức đã minh họa cụ thể để nước này thực hiện mục tiêu phát triển bền vùng, Chiến lược tạo ra những thay đổi quan trọng đối với khung khổ thế chế và chính sách đối với việc bảo vệ môi trường, xác định nguyên tắc bên vững ưu tiên trong hoạch định và thực thi chính sách. Bên cạnh đó, NHS còn tạo nên tảng cho sự ra đời của một loạt các dự án lớn nhỏ, các cuộc thảo luận về các vấn đề trong phát triển bền vững. Theo thống kê của Cục Thống kê liên bang, đã có 35 mục tiêu trung và dài hạn cùng với lĩnh vực hành động đã được xác định sau khi NHS được thông qua.

c. Ứng phó với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là vấn đề nóng và được Đức rất quan tâm trong những năm gần đây. Đồng thời, họ muốn khẳng định vị trí, vai trò của mình trước các quốc gia trên thế giới thông qua giải quyết vấn đề này. Để thực hiện mục tiêu trên, Đức đặt ra nhiệm vụ cần cắt giảm dần khí gây hiệu ứng nhà kính. Đây cũng là cam kết của Đức tại Nghị định thư Kyoto. Rõ ràng, cắt thảm lượng khí thải gây hiệu ứng là kính là một thách thức đáng kể với nền kinh tế Đức, bởi hầu hết quá trình tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế đều phụ thuộc lớn vào nguồn năng lượng, nhiên liệu hóa thạch. Để đạt được mục tiêu trên, những năm 2000, Đức đặt trọng tâm vào phát triển, đổi mới, sáng tạo công nghệ sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo; sử dụng hiệu quả các công cụ thuế tiêu dùng, thuế nhập khẩu đối với nhiên liệu hóa thạch để hạn chế việc nhập khẩu các nguồn nhiên liệu này...

Chương trình khí hậu và năng lượng tổng hợp (NSBV) năm 2007 minh họa rõ nét cho việc Đức muốn hiện thực hóa mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong chương trình này bên cạnh để cập tới việc giảm thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, chương trình còn tập trung đề cập tới vai trò của các bé hấp thụ CO, sinh học như rừng, biển...

d. Bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học

Đây là nội dung được người Đức khả quan tâm những năm gần đây, đặc biệt là việc sử dụng hợp lý, bền vững nguồn gố nguyên và bảo tồn của đa dạng sinh học. Giai đoạn 2000-2010, môi trường, hệ sinh thái, đa dạng sinh học của Đức bị sức ép rá lớn từ việc phát triển kinh tế, mật độ dân số cao. Các nhóm lợi ích khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau về việc khai thác tr nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Để giảm thiếu những sức này, Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân liên bang (Bundesministerium für Umwelt, Naturschutz und Reaktorsicherheit-BMU) đã tổ chức Diễn đàn Quốc gia lần thứ nhất về đa dạng sinh vật học vào tháng 12 năm 2007 tập trung vào đối thoại giữa các bên liên quan trong việc thực hiện việc bảo tồn đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, Đức cũng khởi xưởng sáng kiến đa dạng sinh học trong công ty (2007), ở đó các doanh nghiệp tham gia sẽ ký cam kết bảo vệ đa dạng sinh học và coi nó là một nội dung trong chính sách kinh doanh của các công ty. Để đánh giá việc thực hiện hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, BMU cũng khuyến khích xây dựng một cơ chế giám sát thông qua 19 chỉ số, chia làm 5 nhóm: 7 chỉ số đa dạng sinh học, 2 chỉ số về định cư và vận chuyển, 8 chỉ số về sử dụng tiết kiệm, 1 chỉ số về biến đổi khí hậu và 1 chỉ số về nhận thức xã hội.

e. Tăng cường việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực; tăng cường việc đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường; hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường.

Nội dung này được thể hiện rõ nét trong Chương trình sử dụng hiệu quả nguồn lực Quốc gia (ProgRes D) để xương năm - 2012. Đây cũng là nội dung đánh dấu sự phát triển rõ rệt trong chính sách bảo vệ môi trường của Đức, là giải pháp ứng phó trước áp lực gia tăng ngày càng lớn từ việc khai thác và sử dụng các nguồn lực tự nhiên cũng như sự biến động giá của các nguồn nguyên nhiên vật liệu thô sau cuộc khủng hoảng năm kinh tế 2008-2009.

ProgRess I phát triển dựa trên kết quả của dự án Bảo tồn các nguồn lực tự nhiên và sử dụng hiệu quả nguyên, nhiên vật liệu (MaRess) do BMU và Cục Môi trường liên bang (Umweltbundesmt UBA) khởi xướng và thực hiện từ 2007-2010. Kết quả dự án đã đề xuất được 6 nhóm giải pháp để thực hiện bao gồm: xây dụng các chương trình liên bang nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nguyên, nhiên vật liệu, cần đặc biệt chú ý tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa; hướng phong trào đổi mới vào nghiên cứu phát triển công nghệ nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực tự nhiên; thúc đẩy phát triển các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp tối ưu hóa được việc sử dụng các nguồn lực, các sản phẩm dịch vụ thân thiện với môi trường; có ưu đãi tài chính đối với các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn lực, trong đó có nguồn lực tự nhiên, xã hội; cần thay đổi quan niệm về cơ quan quản lý, cần coi các chủ thể này như nhà cung cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ đồng thời là khách hàng của doanh nghiệp và "khách hàng" này được đưa ra những yêu cầu riêng liên quan đến sản phẩm; định hưởng nhận thức, thái độ, hành vi của các chủ thể nhằm tối ưu hóa nguồn lực sản xuất cũng như sử dụng hợp lý sản phẩm theo hướng bảo vệ môi trường thông qua phát triển các mạng lưới xã hội. Ước tính chi phí mà Chính phủ Đức tiết kiệm được khi áp dụng đề xuất mà dụ ăn đưa ra khoảng 1,3 tỷ euro từ mua sắm công.

Trên cơ sở này, ProgRess I xác định 4 nguyên tắc dẫn dắt là: chuyển yêu cầu về mặt sinh thái, bảo vệ môi trường thành các cơ hội kinh doanh; hỗ trợ đổi mới sáng tạo và trách 1 nguồn lực quốc gia; nhiệm xã hội trong bảo vệ môi trường; trách nhiệm toàn cầu là yêu cầu | quan trọng trong chính sách sử dụng tối ưu giảm việc phụ thuộc trong sản xuất và kinh doanh vào các nguồn nguyên vật liệu không có khả năng tái tạo; đảm bảo việc sử dụng bền vững các nguồn lực, tập trung vào chất lượng tăng trưởng. mang tính

Giải pháp mà ProgRess I đưa ra bao gồm: đảm bảo nguồn cung nguyên nhiên vật liệu thô bền vững; cải thiện hiệu quả nguồn lực sản xuất; nâng cao ý thức tiêu dùng; nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất, kinh doanh theo chu kỳ khép kín; sử dụng các công cụ có tác động tới nhiều khâu, nhiều ngành; khuyến khích các việc nâng cao hiệu quả nguồn lực trên cơ sở thị trường; tăng cường các biện pháp mang tính chất tự nguyện trong sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh việc tư vấn, giáo dục.

ProgRess II, được khởi động từ năm 2016 tiếp nổi mục tiêu và nhiệm vụ mà ProgRess I đã làm. Do vậy, ProgRess II tiếp tục dựa trên các nguyên tắc đã đề cập trong ProgRess I nhưng tập trung nhiều hơn vào các nguyên, nhiên vật liệu vô cơ và hữu cơ (vô sinh và hữu sinh); đảm bảo hiệu quả sử dụng nguyên nhiên vật liệu và năng lượng. Theo chương trình, 16 bang và 40 hiệp hội liên quan tới bảo vệ môi trường và sử dụng hiệu quả nguyên, nhiên vật liệu sẽ tổng hợp và trình bày những đóng góp của tổ chức và khu vực mình trong việc sử dụng hiệu quả nguồn lực.

Các chỉ số về kinh tế-môi trường là cơ sở quan trọng để đánh giá việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực được ProgRess II sử dụng. Đây cũng là cơ sở để chương trình này đưa ra những gợi ý cho các chương trình khác được thực hiện tiếp theo.

[1]Worldometers (2018), Germany Population, URL: http://www.worldome ters.info/world-population/germany-population, truy cập ngày 13/6/2018.

[2]Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012), Cộng hòa Liên bang Đức, URL: http://chinhphu.vn/portal/page/portal chinhphuNuocCHXHCNVietNam/ChiTietVeQuocGia?diplomacyNationl d=220&diplomacyZoneId=3&vietnam=0, truy cập ngày 13/06/2018.

[3]OECD (1993), Environmental performance reviews, URL: https://www. oecd.org/env/country-reviews/2432829.pdf, truy cập ngày 25/6/2018.

Ông Vũ Văn Đắc - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Môi trường Thuận Thành cho biết, Thuận Thành EJS là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại (thu gom, vận chuyển và xử lý, tiêu hủy). Thấu hiểu việc thu gom, đặc biệt là công tác phân loại xử lý chất thải, chất thải nguy hại là công việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi doanh nghiệp phải là doanh nghiệp có tâm và có tầm để có thể đầu tư máy móc, trang thiết bị công nghệ hiện đại, nhằm xử lý triệt để các chất huy hại từ rác, trước khi thải ra môi trường, hoặc tái chế xử dụng.

Đoàn tham quan thực tế tại khu bể xử lý nước thải của Công ty Thuận Thành EJS, hầu hết các ý kiến đều khẳng định công ty xử dụng công nghệ hiện đại để xử lý chất thải.

Theo đó, đến nay Thuận Thành EJS đã đầu tư xong nhà máy phân loại, tái chế rác thải dân dụng và công nghiệp tại xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, với công suất 1.000 tấn/ngày. Với các phương tiện, thiết bị chuyên dụng hiện đại, đảm bảo khả năng xử lý, tiêu hủy triệt để chất thải công nghiệp của các nhà máy và các cơ sở sản xuất công nghiệp trên toàn quốc, công ty đã được cấp Giấy phép hành nghề Quản lý chất thải nguy hại của Tổng Cục Môi trường (Bộ TNMT).

Thuận Thành EJS áp dụng những công nghệ tiên tiến trong xử lý môi trường, sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao, nhằm cung cấp cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất, với chi phí hợp lý, chia sẻ trách nhiệm với doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả đầu tư theo xu hướng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

Với đội ngũ nhân sự năng động, giàu nhiệt huyết, luôn được đào tạo nâng cao năng lực, chúng tôi đang từng bước xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và không ngừng gia tăng uy tín, thương hiệu Công ty. Các thế mạnh chuyên môn của Thuận Thành EJS là: Thu gom, vận chuyển chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại. Tái chế phế liệu. Xử lý chất thải nguy hại. Vệ sinh công nghiệp. Tư vấn môi trường…

Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, Thuận Thành  đã thành công trong việc chứng minh năng lực xây dựng của mình trước các đối tác lớn. Công ty đã đạt được một số thành tích nhất định qua các dự án lớn nhỏ mà các đối tác tin tưởng giao phó. Hiện nay, Thuận Thành EJS CO đang là đối tác đảm nhận việc thu gom và xử lý chất thải công nghiệp cho các nhà sản xuất công nghiệp hàng đầu thế giới.

Với hơn 5 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và tái chế phế liệu Công ty Thuận Thành EJS mong muốn được hợp tác với các khách hàng nhằm giảm thiếu tối đa ô nhiễm môi trường và chi phí quản lý chất thải nguy hại.

Dây chuyền sản xuất hiện đại, cùng với đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên nghiệp trình độ cao là giải pháp để Thuận Thành EJS tồn tại.

Tại buổi tham quan thực tế hoạt động của nhà máy, ông Ngô Văn Thụ - Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã Gia Đông (Thuận Thành, Bắc Ninh) cho biết, Công ty Thuận Thành EJS không chỉ tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân địa phương mà còn đóng góp tích cực cho phong trào nông thôn mới.

Ông Thụ cho biết thêm, Công ty không có việc xả nước thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường. Nước thải sau xử lý đạt chuẩn được tiếp tục sử dụng quay vòng để phục vụ cho hệ thống tháp giải nhiệt, làm mát và dập bụi, xử lý khí của lò đốt.  Cùng đó, lượng cặn bã của nhà máy đã được trộn thêm xi măng và VLXD để đóng khuôn thành gạch; lượng khí được khu vào đường ống nhất định đưa qua hệ thống xử lý khí để lọc sạch không khí.

“Theo cảm quan từ việc đi, nhìn, nghe, thấy, chúng tôi thấy các khu vực của nhà máy rất sạch sẽ, đặc biệt công nghệ hiện đại, nước đầu ra rất trong” – ông Thụ nhận định.

Một trong các sản phẩm tái chế, tái sử dụng của Thuận Thành EJS sau khi xử lý từ các chất thải công nghiệp.

Đồng quan điểm trên, ông Tạ Quang Sinh - đại diện các hộ dân xung quanh nhà máy chia sẻ, sau khi có thông tin nhà máy xả thải trực tiếp ra môi trường, nên khi được đi tham quan thực tế, ông đã quna sát rất kỹ, nhưng không phát hiện công ty xả thải ra cánh đồng như dư luận đồn đoán.

“Chúng tôi hy vọng, với  công nghệ hiện đại, Thuận Thành EJS sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa và cùng chung tay giúp sức để địa phương phát triển về kinh tế, đặc biệt là bảo vệ môi trường trong lành" – ông Sinh bày tỏ.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Vũ Văn Đắc bày tỏ, cảm kích trước những chia sẻ, đóng góp ý kiến chân thành từ phía lãnh đạo xã và những người dân sống xung quanh nhà máy. Theo đó, ông Đắc cam kết sẽ không ngừng nâng cấp công nghệ để bảo vệ tốt nhất môi trường. Đồng thời, thường xuyên phối hợp với chính quyền và nhân dân địa phương nhằm cải thiện tốt nhất môi trường nhà máy và khu vực xung quanh; bên cạnh đó tích cực tham gia các hoạt động phong trào, hoạt động xã hội của địa phương và nhân dân.